Skip links

BẢO MẬT THÔNG MINH

Thống kê chỉ ra rằng 80% big data có giá trị sử dụng cao thuộc nhóm big data liên quan tới vị trí và không gian địa lý. Có thể nói, phân tích big data dựa trên vị trí chiếm một vị trí rất quan trọng. Saltlux cung cấp các giải pháp phân tích tổng hợp big data kết hợp giữa GIS và mô hình không gian địa lý ngữ nghĩa, hỗ trợ phân tích chuyên sâu như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, phân tích tiếp thị theo thời gian thực, phân tích danh tiếng và vấn đề nội bộ thông qua kết nối với dữ liệu lớn xã hội.

  • Vấn đề của khách hàng

Triển khai các hệ điều hành, công nghệ và hệ thống bền vững nhằm phân tích tổng hợp các loại big data khác nhau theo từng khu vực và không gian.

  • Hiệu quả ứng dụng

Tối ưu hóa giao thông, giám sát và cải thiện môi trường, phân tích giọng nói địa phương, cải thiện dịch vụ hành chính, ứng phó với thảm họa, phát hiện sớm rủi ro, tối ưu hóa tiếp thị theo khu vực, tăng cường hệ thống an ninh quốc gia, v.v.

img30
  • Chức năng chính

Ngữ nghĩa theo địa lý, mô hình hóa không gian, cấu tạo biểu đồ tri thức địa lý, lý luận không gian địa lý, hỗ trợ Geo-SPARQL, truy vấn và lý luận không gian, phân tích big data xã hội dựa trên khu vực, các vấn đề khu vực, phát hiện rủi ro, v.v.

img29
  • Sản phẩm tích hợp

Liên kết công cụ STORM, RAINBOW với BigO

  • Khách hàng chủ yếu

Bộ Quốc phòng, Viện thông tin địa lý quốc gia, EU Citi-sense, EU LarKC, v.v.

Giới thiệu chung

Sử dụng ngữ nghĩa của thông tin không gian địa lý trong một số trường hợp, nhằm cung cấp thông tin địa lý mới bằng cách lập luận và liên kết các lớp dữ liệu khác nhau liên quan đến địa lý. Ví dụ: đặc điểm địa lý, đặc điểm địa lý hình học, đặc điểm địa lý con người với tọa độ vị trí.

Thông tin không gian địa lý

Thông tin không gian địa lý là những thông tin liên quan đến thống kê, nhân khẩu học, xã hội học, dịch tễ học di truyền, sinh vật học, địa hình học và thông tin dựa trên địa lý bao gồm tọa độ vị trí. Tọa độ vị trí là thông tin tọa độ WGS84 được thu thập bởi thông tin cảm biến của thiết bị đầu cuối di động. WGS84 được biểu thị bằng vĩ độ và kinh độ trên bề mặt trái đất từ ​​tâm địa cầu.

Công nghệ ngữ nghĩa

Công nghệ ngữ nghĩa là công nghệ cho phép mọi người và máy móc hiểu, chia sẻ và thao tác dữ liệu. Để thực hiện, mô hình dữ liệu phải được thêm vào, chuyển đổi và liên kết tương quan giữa các dữ liệu trong tập dữ liệu được chia sẻ trong chương trình.

Mô hình hóa dữ liệu là hệ thống hoá các khái niệm dữ liệu, xác định mối quan hệ giữa các khái niệm và các thực thể tương ứng. Hoạt động này được biểu thị dưới hình thức bản thể luận dựa trên RDF thông qua các tài nguyên trên web. Hệ thống lưu trữ ngữ nghĩa sẽ lưu các bản thể luận dưới dạng RDF và lưu trữ theo đơn vị câu một trong bộ ba dạng Chủ đề, Vị ngữ và Đối tượng.

Người dùng có thể sử dụng ngôn ngữ truy vấn SPARQL để truy vấn dữ liệu mà chương trình cần xử lý trong kho lưu trữ ngữ nghĩa. Trong các nội dung truy vấn, tập hợp các biến truy vấn không xác định được (dựa vào mối quan hệ giữa chúng và dữ liệu biểu thị trong biểu đồ tri thức) có khả năng thử kiểm tra giá trị thông qua khả năng phán đoán của hệ thống suy luận.

Xử lý suy luận bao gồm suy luận dựa trên tiên đề, các quy tắc theo định nghĩa về mối quan hệ giữa các khái niệm và thuộc tính cấp trên-cấp dưới và suy luận dựa trên quy tắc sử dụng ngôn ngữ quy tắc SWRL. Ngoài ra còn có hệ thống suy luận chuỗi xuôi (Forward chaining) để suy luận trước các mối quan hệ giữa dữ liệu và suy luận chuỗi ngược (Backward chaining) để sử dụng khi truy vấn.

Những thành tựu chính

Saltlux đã thành lập Hệ thống quản lý biển báo giao thông Seoul giúp hiển thị kết quả xử lý suy luận để xử lý dữ liệu và ứng dụng. Đồng thời tiến hành mô hình hóa bản thể dựa trên Bản đồ đường phố thông tin mở (www.openstreetmap.org), Điểm ưa thích (POI) ở khu vực Seoul và Biển báo giao thông của Viện Kỹ thuật Xây dựng và Công nghệ tại Seoul.

  • POI, biển báo giao thông và điểm giao thông trên đường (road-waypoints) là những khái niệm tổng hợp bao gồm tọa độ WGS84 ở dạng điểm.
  • Đường (way) giúp kết nối các liên kết (links). Các đường (ways) có hướng ngược nhau.
  • Thông tin về đường (road) được khái niệm hóa bằng cách sử dụng liên kết giữa các điểm giao thông trên đường (road-waypoints).
  • Sau khi đã thiết lập xong các khái niệm (concepts), mối quan hệ giữa các khái niệm sẽ được thiết lập để suy luận.
  • Các con đường (roads) thường có hướng ngược chiều của nhau.
  • Hai đoạn đường khi cắt nhau tại một điểm chung được gọi là nơi giao nhau (junction). Đây là nơi để thay đổi hướng đi.
  • Nơi giao nhau (junction) có thể được biểu thị theo bộ ba <Biển báo đường> <chỉ dẫn> <POI>.
  • Nếu chia nhỏ ‘indicate’ (chỉ dẫn), ta sẽ biết được hướng bên phải, hướng đi thẳng và hướng bên trái.
  • Mô hình Ontology cho biết các khái niệm về thông tin đường bộ, với các biển báo giao thông và ý nghĩa của chúng trên Bản đồ đường phố mở (Open Street Map).
  • Đơn vị thông tin đường bộ tối thiểu bao gồm một liên kết (link) có hai điểm giao thông trên đường (road-waypoints) làm điểm đầu và điểm cuối.
  • Tập dữ liệu của POI ở khu vực Seoul bao gồm WGS84 và tên tiếng Hàn.
  • Thông tin đường và POI trên Bản đồ Đường phố mở (Open Street Map) sẽ có tên tiếng Hàn và tiếng Anh dựa trên hệ tọa độ địa lý WGS84. Ví dụ, trong trường hợp “삼성역” là POI, hệ thống sẽ hiển thị “삼성역” và “Ga tàu điện ngầm Samsung”. Thông tin đường đi sẽ hiển thị “올림픽 대로” và “Đường cao tốc Olympic”.
  • Các biển báo giao thông được mô tả như POI, chẳng hạn như tên địa điểm nổi bật, giao lộ và thông tin khu vực hành chính. Các biển báo giao thông giúp xác định hướng của POI.

Sau đây là những trường hợp có thể áp dụng lý luận vào hệ thống quản lý biển báo giao thông:

  • Điểm cuối của một liên kết sẽ trở thành điểm giao nhau (Junction) và tham chiếu trung điểm của Junction đó được xác định sử dụng mối quan hệ Owl:sameAs. Trung điểm của Junction trở thành điểm bắt đầu của liên kết tiếp theo. Có thể xác định trung điểm của Junction và điểm bắt đầu của liên kết tiếp theo có khả năng thay đổi hướng bằng cách lập luận các liên kết owl:sameAs và điểm tham chiếu của trung điểm.
  • Một yếu tố suy luận khác là suy luận thông qua mối liên hệ. Đối với câu hỏi “Trong các biển báo giao thông thì biển báo ga Samsung chỉ hướng nào”, có thể tìm thấy câu trả lời trong các mối quan hệ rdf:subPropertyOf giữa các phương hướng (bên trái, đi thẳng, bên phải) hoặc các thuộc tính phụ của “indicate”.
  • Hai đoạn đường khi cắt nhau tại một điểm chung gọi là Junction. Open Street Map là bản đồ mở trong đó dữ liệu được tính toán bẳng cảm biến của thiết bị đầu cuối và và lưu trữ bởi nhiều người. Chính vì vậy, các điểm trung gian đoạn đường của một Junction có thể được hiện thị khác nhau đối với từng đối tượng.
  • Nếu biển báo đường 1 chỉ hướng đến Trạm Samsung theo bên trái, thì biển báo đó có ý nghĩa là nếu đi theo hướng bên trái thì sẽ tìm ra biển báo số 1 đó.
  • Sử dụng thuộc tính owl:sameAs giữa các biểu thức quan hệ bản thể học để biến các trung điểm khác nhau, đồng thời cũng là các giao điểm (Junction), thành các điểm có ý nghĩa biểu thị tương đương.
  • Có thể kiểm tra tính hữu dụng của các biển báo giao thông bằng cách tìm các điểm POI và dựa theo liên kết biểu thị phương hướng của biển báo. Để tìm điểm POI hiển thị trên các biển báo giao thông, cần đổi hướng tại điểm giao nhau (Junction). Liên kết tiếp theo phải là liên kết đã được đổi hướng. Điểm bắt đầu của liên kết tiếp theo trở thành một Junction và người dùng sẽ không thể biết được trong số các trung điểm Junction đó thì điểm cắt nào được sử dụng làm điểm bắt đầu.

Leave a comment

This website uses cookies to improve your web experience.